Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

1 thg 7, 2011

TỰ KỶ_ Khiếm khuyết về phát triển.

Loài động vật khác nhau có các hệ thống truyền thông khác nhau, và đây là do những gen xác định. Vì vậy, ong mật có một loại hệ thống, cá heo có một hệ thống khác.., và con người có một loại hệ thống riêng biệt. Ngôn ngữ có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất phân biệt con người với các loài động vật khác. Ngôn ngữ của con người dường như là một hiện tượng độc đáo, không có ý nghĩa tương tự trong thế giới động vật.

Có hơn 6.089 ngôn ngữ loài người được tìm thấy trên thế giới, cũng còn có những điều bí ẩn trong giao tiếp hằng ngày các nhà khoa học chưa giải mã được !

Ví dụ cuộc trò chuyện đầy bí ẩn của 2 trẻ sinh đôi làm đau đầu các chuyên gia về ngôn ngữ học (?!) Chúng giao tiếp với nhau theo cách thức thông thường nhưng có ai hiểu chúng nói với nhau điều gì ?

Từ đó, cho chúng ta thấy sự mất mát vô cùng lớn lao nơi người autism có lẽ là khiếm khuyết về ngôn ngữ; từ mức độ mất khả năng sử dụng ngôn ngữ đến bị tước đoạt hoàn toàn về ngôn ngữ để giao tiếp trong xã hội loài người.

AUTISM _ Khiếm khuyết về phát triển.
Tammi Reynolds, BA & Mark Dombeck, Ph.D.

Tự kỷ là một triệu chứng thuộc về sự phát triển, nó tấn công vào cuộc sống từ rất sớm, tạo nên khiếm khuyết sâu sắc đến khả năng của người bị ảnh hưởng. Thấy rõ rệt ở các khía cạnh xã hội của đời sống bệnh nhân, kéo theo hậu quả là về ngôn ngữ của họ, khiếm khuyết cảm giác và sự cảm thông; thậm chí những người tự kỷ tương đối có khả năng (HF- TK nhẹ) cũng không thể phát triển ngôn ngữ theo cách tự nhiên như người bình thường, và họ thường đi đến nhiều khiếm khuyết phát triển khả năng xã hội và giao tiếp trong cuộc sống sau này.

* Vấn đề với ngôn ngữ tượng hình.

Trường hợp những người mắc tự kỷ nhẹ có cuộc sống khó khăn kéo dài phải đương đầu các tình huống xã hội, nhưng nếu ngôn ngữ có khả năng phát triển họ có thể hoạt động độc lập ở mức độ nào đó. Mặc dù có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác, cách họ sử dụng ngôn ngữ còi cọc và thiếu tinh tế. Khiếm khuyết cốt lõi trong giao tiếp  làm cho họ không thể hiểu như cách bình thường, điều mà ngôn ngữ khi dùng thường phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh và kèm theo giao tiếp bằng cử chỉ và nét mặt. Bởi vì điều này cách sử dụng và hiểu ngôn ngữ của họ phải mang tính hiện thực cao, hoàn toàn trái ngược với ​​những người sử dụng ngôn ngữ một cách văn hoa bóng bảy.

Người tự kỷ thường gặp khó khăn để bắt đầu cuộc trò chuyện, hoặc khó tham gia một cách thoải mái các cuộc trò chuyện mà người khác đã bắt đầu. Nói chuyện phiếm là cuộc vui của nhiều người nhưng không thể dành cho họ. Mỉa mai và trớ trêu, và các hình thức trong giao tế khác, điều mà người khác nói bóng gió là có ý nghĩa thì hoàn toàn làm người TK không hiểu gì những điều đó. Họ thiếu một sự đánh giá về ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp không lời, và do đó không thể tiếp nhận các gợi ý và mạch suy nghĩ mà mọi người tỏ rõ thái độ thích hoặc không thích.

Thành ngữ -tục ngữ (tiếng lóng) đặc biệt khó hiểu đối với họ.Trong bữa tiệc, và nếu bạn nói: "Tôi phải đi xem một người đàn ông sau con ngựa" để ngụ ý rằng bạn cần vắng mặt một chút để đi vào nhà vệ sinh, với người mắc chứng tự kỷ theo đúng nghĩa đen sẽ nghĩ bạn muốn tìm một người đàn ông với một con ngựa. Tương tự như vậy, cụm từ "tất cả các mái chèo của anh ta không dìm trong nước" để mô tả một ai đó thiếu khả năng suy xét hay kém  thông minh có thể sẽ được hiểu là chuyện“đi thuyền” trong đầu óc một người tự kỷ.

Chỉ có cách đưa vào có chủ ý thứ ngôn ngữ hình tượng trong một bối cảnh (câu chuyện ) như một liệu pháp điều trị cho người mắc chứng tự kỷ, nhằm giúp họ có thể học cách biết và sử dụng ngôn ngữ hình tượng.

* Cuộc nói chuyện không tự nhiên, theo kịch bản. Ngoài các khó khăn với ngôn ngữ trừu tượng, ​​người mắc chứng tự kỷ nhẹ bộc lộ khiếm khuyết giao tiếp khác. Cuộc trò chuyện của họ có xu hướng là một "kịch bản", ra vẻ thông thái giả tạo hoặc có gì đó không thực tế hoặc gò bó ngượng ngập. Khả năng nói của họ với giọng đều đều, và cho âm thanh đơn điệu; có rất ít hình ảnh sống động trong lời nói. Một số người mắc chứng tự kỷ tham gia vào cách"nói chuyện TV", có nghĩa là nói như lặp lại toàn bộ kịch bản của lời thoại từ các chương trình truyền hình, quảng cáo và phim ảnh. Có một nhóm người khác nói không ngừng về lĩnh vực đặc biệt quan tâm, hoàn toàn mù tịt tất cả các dấu hiệu mà người ngồi nghe bộc lộ cho thấy đã bị xen vào một chuyện nhàm chán.

* Tách rời xã hội. Khó khăn trong giao tiếp của người tự kỷ làm họ trở nên rất cô lập với xã hội, sống gói gọn trong thế giới tinh thần riêng của họ, và hoàn toàn không biết đến môi trường xung quanh. Xu hướng này hướng tới việc cách ly, một vấn đề đặc biệt cho các trường hợp nghiêm trọng hơn của chứng tự kỷ cókhiếm khuyết sâu sắc trong giao tiếp, và những người có ít nguồn lực cho hoàn cảnh sinh sống hoặc tiếp cận hướng tới xã hội chung.

Người mắc chứng tự kỷ thường chống lại sự tương tác với người khác, những người cố gắng để giao tiếp với họ. Họ có thể dán mắt vào các đối tượng hoặc các bộ phận của vật thể và chú ý tới thứ gì đó nơi người khác. Họ có thể cần một số lời nhắc nhở trước khi họ trả lời lại tên của mình.



Sống với một người mắc chứng tự kỷ không phải là đơn giản, bạn có thể không nhất thiết phải "nói chuyện có ý thức" với người tự kỷ. Độ cứng nhắc của suy nghĩ và hành vi là đặc trưng cho chứng tự kỷ. Họ có cách suy nghĩ và hành động mà làm áp đảo thiên hạ nếu không quản lý được họ. Độ xê dịch từ các mô hình có thể gây ra cơn kích động thần kinh với một số cá nhân.

Các trường hợp nặng nhất của chứng tự kỷ là bị cô lập hoàn toàn. Họ có thể  không sử dụng được ngôn ngữ, hoặc có thể được rất hạn chế trong khả năng của mình để giao tiếp. Người như vậy không đáp ứng lại khi được nhắc nhở. Họ thường lên cơn giận khi những người khác cố gắng để tương tác với họ. Dường như họ không thể ngừng tự kích thích hành vi và thậm chí có thể trở nên hung hãn, gây thương tích cho bản thân hoặc người khác. Rất nghiêm trọng với những người tự kỷ có thể cần đến thể chế và / hoặc giám sát hằng giờ.

TrungNguyen đọc dịch và giới thiệu theo : Autism_Developmental Deficits

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét