Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

8 thg 12, 2011

ABA chữa trị được chứng tự kỷ ?

Câu hỏi: ABA- phân tích hành vi ứng dụng có thể chữa (Cure) được chứng Tự Kỷ?

Tôi đã đọc những câu chuyện về ABA chuyên sâu giúp "hồi phục" trẻ em mắc chứng tự kỷ, nhưng tôi cũng nghe nói rằng, từng  được nêu ra, không có cách nào  chữa được bệnh  tự kỷ. Đâu là sự thật?

Trả lời: Câu trả lời sau đây được cung cấp bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Lovaas:

Năm 2000, Tiến sĩ Lovaas đã viết một bài báo tựa: " Diễn giải Làm rõ về Dự án UCLA cho trẻ Tự kỷ" ( Clarifying Comments on the UCLA Young Autism Project ). Trong đó, ông đã trình bày sự khác biệt giữa việc sử dụng các từ ngữ"chữa bệnh" và "Phục hồi."(“cure” and “recovered.”)

Ông nói, "Thuật ngữ 'chữa bệnh' ngụ ý loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, và lý do, bởi các nguyên nhân gây ra chứng bệnh tự kỷ chưa được biết, tuyên bố đây là một cách chữa bệnh chắc chắn sẽ là điều phi lý và vô đạo đức. 

Ngược lại, nó có thể kích hoạt một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ để đạt được mức hoạt động bình thường mà chưa tìm ra cách chữa trị cho chứng tự kỷ, chỉ vì nó có thể  cho phép một bác sĩ giúp những bệnh nhân phục hồi để hoạt động bình thường mà không   có tìm ra một phương pháp chữa (cure) cho bệnh tình của họ. Bệnh Hodgkin là một trường hợp tại thời điểm này. "


Thuật ngữ "phục hồi" đã được sử dụng trong Bảng 3 bài nghiên cứu của Lovaas 1987 và cả trong văn bản. Trẻ em bao gồm trong nhóm test thử nghiệm này có phạm vi chỉ số IQ bình thường và hoàn thành cấp học đầu tiên trong một lớp học thường mà không cần một trợ giúp nào. Hơn nữa, trên cơ sở test, "trẻ em phục hồi cho thấy không suy kém thường xuyên trí tuệ hoặc về hành vi và ngôn ngữ của chúng xuất hiện bình thường."

Có hay không để nói về thuật ngữ  "phục hồi" được sử dụng để mô tả các trẻ em thu được kết quả tốt nhất trong nghiên cứu năm 1987 đang tiếp tục được thảo luận. Một mặt, Tiến sĩ Lovaas tự nêu cảnh báo trong nghiên cứu rằng "... những câu hỏi có thể được hỏi  là  liệu các trẻ em thực sự phục hồi từ chứng tự kỷ"(?) ông thêm rằng "... một số suy kém còn tồn tại có thể vẫn còn trong nhóm hoạt động bình thường mà ... chỉ có thể được cô lập với đánh giá tâm lý sát sao hơn, đặc biệt là khi những đứa trẻ này lớn lên "(trang 8). Mặt khác, năm 1993 nghiên cứu được tiếp tục, nhóm trẻ em này được đánh giá lại lúc lên 13tuổi.

Các trẻ em phục hồi đã được thông qua một loạt các bài test dài hơn, bao gồm cả việc kiểm tra các lĩnh vực có thể sẽ khó khăn cho trẻ em mắc chứng tự kỷ với trí thông minh trung bình (hành vi có xu hướng ép buộc hoặc mang tính nghi thức, sự đồng cảm và quan tâm đến người khác, một cảm giác hài hước). Nghiên cứu cho thấy rằng 8 trong số 9 trẻ tiếp tục thành công trong các lớp học giáo dục thường và không thể phân biệt với các bạn cùng trang lứa của chúng trên tất cả các test đã được tiến hành.

Các phương  pháp test mới tiếp tục được phát triển. Ví dụ gần đây gồm có  các ADOS - Autism Diagnostic Observation Schedule ) và the Theory of Mind test. Đang thực hiện để đánh giá sẽ tiếp tục hỗ trợ hoặc làm sáng tỏ việc sử dụng thuật ngữ "hồi phục". Ví dụ, 48% trẻ em trong nhóm có  kết quả tốt nhất từ ​​các nghiên cứu nhân rộng năm 2005 đã được test bằng cách sử dụng sửa đổi Tự Kỷ phỏng vấn chẩn đoán(Autism Diagnostic Interview-Revised) , phụ huynh và giáo viên đánh giá những mức  được dự định để tìm "dấu hiệu tồn tại" của tự kỷ.

Hơn nữa, một đánh giá tiếp theo với những test này được lên kế hoạch cho 29% trẻ em trong các nhóm kết quả tốt nhất từ ​​các nghiên cứu nhân rộng năm 2006. Cuối cùng, trẻ em trong nghiên cứu năm 1987 được tiếp nối vào tuổi trưởng thành và một đánh giá tình trạng hiện tại của họ được công bố trong tương lai gần.


Sources:(theo tác giả)
Cohen, Howard, Amerine-Dickens, Mila, Smith, Tristram. (2006). Early Intensive Behavioral Treatment: Replication of the UCLA Model in a Community Setting. Journal of Developmental & Behavioral Pediatrics, 27 (2), 145-155.
Lovaas, O. I. (1987). Behavioral treatment and normal educational and intellectual functioning in young autistic children. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 55, 3-9.
Lovaas, O. I. (2000). Clarifying Comments on the UCLA Young Autsim Project. University of California, Los Angeles. Department of Psychology.
McEachin, J. J., Smith, T., & Lovaas, O. I. (1993). Long-term outcome for children with autism who received early intensive behavioral treatment. American Journal on Mental Retardation, 97 (4), 359-372.
Sallows, Glen O. & Graupner, Tamlynn D. (2005). Intensive Behavioral Treatment for Children with Autism: Four-Year Outcome and Predictors. American Journal on Mental Retardation,110 (6), 417-438.

TrungNguyen đọc dịch và giới thiệu theo :Can Applied Behavior Analysis (ABA) Cure Autism?vFrom Lisa Jo Rudy, former About.com Guide Updated March 27, 2009 About.com Health's Disease and Condition content is reviewed by the Medical Review Board.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét